Các loại phần mềm nguy hiểm gây hại cho máy tính ngày nay

Các loại phần mềm nguy hiểm gây hại cho máy tính ngày nay

Ngày nay, rất nhiều cuộc tấn công qua mạng toàn cầu trở nên lớn về chất và lượng. Kẻ tấn công dung nhiều phương thức ngày càng tinh vi hơn bao giờ hết. Họ sử dụng công cụ tấn công là những phần mềm độc hại, lừa đảo, học máy và trí tuệ nhân tạo, tiền điện tử và nhiều thứ khác. Hậu quả để lại là quá nhiều tổn thất là khối dữ liệu và tài sản của các tập đoàn, chính phủ và cá nhân.

1. Ransomware (Mã độc tống tiền)

Ransomware là một loại phần mềm gây hại cho dữ liệu người dùng. Phương thức tấn công của nó là mã hóa dữ liệu, người dùng muốn giải mã buộc phải trả tiền cho hackers để có key xác thực giải mã.

Máy tính bị nhiễm mã độc Ransomware  và thông tin tống tiền. Ảnh internet

2. Virus

Virus là một loại chương trình hay phần mềm gây hại, nó có thể tự nhân lên và chèn vào bộ nhớ hoặc tiến trình thực thi. Nó có khả năng lây nhiễm từ máy tính này đến máy tính khác qua thao tác sử dụng máy tính của người dùng. Đa phần virus gắn vào tiến trình trong bộ nhớ máy tính, nằm “chờ” cho đến khi người dùng thực thi thao tác nó.

Virus lây nhiễm trong mạng , HDD, USB, file sharing hoặc email.

3. Worms (Sâu máy tính)

Tương tự như viruses, worms cũng có thể tự nhân lên và gây hại cho máy tính. Khác với virus, worms có thể “chui” vào máy tính qua lỗ hổng bảo mật mà không cần thao tác người dùng. Trong tất cả tác hại mà viruses gây ra, worms có và tốc độ lây lan nhanh chóng qua hệ thống mạng rất nhanh.

4. Trojans

Trojan là một loại phần mềm độc hại được đặt tên theo câu chuyện “Con ngựa Thành Troy” của Hy Lạp.

Trojan đánh cắp dữ liệu, chuyển về cho hacker. Hình internet

Tác hại của Trojans thì nhiều hơn virus và worms. Nó ăn cắp dữ liệu trong máy tính người dùng như các loại mật khẩu được lưu trong máy tính, xóa dữ liệu, gắn và lan truyền mã độc hại khác vào máy chủ cho các mục đích tấn công.

Ngoài ra, nó tạo backdoors (cửa sau) cho hackers khác. Điểm khác biệt với virus và worms, Trojans không tự nhân lên hoặc lây nhiễm. Nó phải được users thao tác qua việc truy cập email hay download.

5. Bots (Botnet)

“BOT” là viết tắt của ROBOT, nó là một tiến trình tự động tương tác với các dịch vụ mạng (network services) hoặc tự động thực thi dịch vụ mạng nào đó không cần thao tác của users.

Bằng các thuật toán thông minh, trí tuệ nhân tạo, BOT thu thập thông tin hệ thống mạng hay máy chủ nào đó bằng các công cụ sử dụng dịch vụ mạng như chương trình Chat – Messengers – Internet Relay Chat… Đích nhắm đến để thu thập thông tin có thể là các loại máy chủ có giá trị hoặc data centers của các tổ chức.

Máy tính bị nhiễm mã độc cách âm thầm mà người dùng không hay biết. Ảnh internet

 

Một Botnet là nhóm các máy tính bị nhiễm mã độc. Mỗi máy tính được cho là 1 Bot, chúng hình thành mạng lưới các máy tính thỏa hiệp với nhau. Hacker chuyển yêu cầu và điều khiển Botnet, gắn mã độc hay thực hiện các cuộc tấn công ở quy mô lớn với đội quân máy tính có khi lên đến con số hàng triệu nhắm vào các mục tiêu mà hacker mong muốn.

Phương thức tấn công DDoS hiện nay là bài toán phức tạp cho các chuyên gia bảo mật. Ảnh internet

Qua phương thức tấn công bằng số lượng lớn này, nếu hệ thống của nạn nhân chưa kịp chủ động thực hiện việc bảo mật, sự sụp đổ hoặc tổn thất nặng nề về dữ liệu cũng như tài chính chỉ còn là vấn đề thời gian.

Ngoài ra, BOTNET còn được gọi như là một đội quân “thây ma” (Zombie army).

bài liên quan

  • Không có bài liên quan

bài phổ biến

  • Không có bài phổ biến