Ngôn ngữ báo chí có gì khác so với ngôn ngữ văn học?

Ngôn ngữ báo chí có gì khác so với ngôn ngữ văn học?

1. Khái niệm ngôn ngữ báo chí

Ngôn ngữ báo chí hiểu đơn giản là việc sử dụng từ ngữ để đưa thông tin các sự kiện tới người đọc. Trong nguyên tắc của ngôn ngữ trong báo chí, người viết (người đưa tin) phải viết một cách trung tính (không để cảm xúc cá nhân lấn át), nhằm đưa đúng, đủ và trung thực về thông tin .
Để xác định đâu là ngôn ngữ báo chí được thể hiện, người ta dựa vào cách viết của người đưa tin: cách dùng từ ngữ, cách đưa thông tin có chính xác hay không? Cụ thể, một bài báo chuẩn phải sử dụng từ ngữ đúng chính tả, câu cú rõ ràng, đúng và đủ ý. Bên cạnh đó, yêu cầu của ngôn ngữ trong báo chí phải gãy gọn, súc tích, không lan man, văn vẻ…

Ngôn ngữ báo chí hiểu đơn giản là việc sử dụng từ ngữ để đưa thông tin các sự kiện tới người đọc. Ảnh Internet

Ngôn ngữ báo chí hiểu đơn giản là việc sử dụng từ ngữ để đưa thông tin các sự kiện tới người đọc. Ảnh Internet

2. Ngôn ngữ báo chí có gì khác với các thể loại khác?

Khi so sánh ngôn ngữ báo chí với ngôn ngữ văn học chúng ta sẽ thấy sự khác biệt cơ bản như sau.
Ngôn ngữ báo chí viết chỉ có một nghĩa đen duy nhất: Vì báo chí là đưa tin, nên ngôn ngữ phải dễ hiểu, đúng nghĩa nhất để người đọc biết thông tin như “nó vốn có”. Trong khi đó, với ngôn ngữ văn học, thì một câu văn có thể có nhiều nghĩa (nghĩa đen, nghĩa bóng), tùy vào trí tưởng tượng của độc giả. Trong báo chí, việc viết “nhiều tầng nghĩa” là điều cấm kỵ tuyệt đối.

Ngôn ngữ báo chí ngắn gọn, không vòng vo: Khác với các thể loại ngôn ngữ khác, ngôn ngữ trong báo chí yêu cầu ngắn gọn, đầy đủ ý chính, thời gian, địa điểm… để cung cấp thông tin nhanh nhất cho bạn đọc. Một số tin tức báo chí loại tin vắn chỉ vài chục chữ, nên nhà báo phải viết càng ngắn càng tốt. Ngôn ngữ viết báo vì thế tránh vòng vo, chuyện này xọ chuyện kia, lan man…

Ngôn ngữ báo chí chỉ có một nghĩa đen duy nhất. Ảnh Internet

Ngôn ngữ báo chí chỉ có một nghĩa đen duy nhất. Ảnh Internet

3. Các yêu cầu của một bài viết đạt chuẩn ngôn ngữ báo chí

Mặc dù có rất nhiều yêu cầu trong việc sử dụng ngôn ngữ báo chí, nhưng tựu trung có thể đề cập 3 yêu cầu sau đây.

3.1. Không sai lỗi chính tả

Nghề viết không được sai lỗi chính tả là điều đương nhiên. Nhưng trong ngôn ngữ báo chí, lỗi chính tả trở thành yêu cầu cao nhất, bởi sai một chữ có thể dẫn đến sai thông tin, và hậu quả khôn lường. 

Hiện nay, các tòa soạn báo đều có bộ phận “đọc bản bông” trước khi đem đi in. Công việc này chính xác là kiểm tra lỗi chính tả, xem sai sót ở đâu thì phải sửa ngay. Bởi một bài báo sau khi in mà sai lỗi chính tả sẽ không còn cách sửa nào khác, bị bạn đọc đánh giá thấp. Chưa kể đến những hậu quả khác như bị kiện, bị đình bản…
Người viết báo bên cạnh học nghiệp vụ lấy tin, khai thác đề tài thì luôn được yêu cầu viết đúng chính tả. Ở các tòa soạn, đội ngũ biên tập viên rất “kỵ” phóng viên viết sai chỉnh tả, xem đó là việc “không thể chấp nhận”. Bởi nghề báo phụng sự sự thật, viết sai chính tả có thể dẫn đến sự thật bị méo méo, rất nguy hiểm.

Ngôn ngữ báo chí phải chính xác về mặt chính tả. Ảnh Internet

Ngôn ngữ báo chí phải chính xác về mặt chính tả. Ảnh Internet

3.2. Ngôn ngữ đi thẳng vào vấn đề

Người đọc báo chỉ quan tâm đến nội dung chính, vì thế người viết báo phải đi thẳng vào vấn đề ngay từ phần tiêu đề. Đây thực chất là nhiệm vụ của nghề báo: cung cấp thông tin nhanh và đúng với bạn đọc. Riêng ở thể loại tin tức, độ dài bài viết đôi khi chỉ tầm 200 chữ kèm ảnh, nên càng không “đủ đất” để người viết “cà kê rau muống”. 

Ví dụ cụ thể, trong tin tức về một vụ nổ súng xảy ra. Người viết đến hiện trường thực hiện bài viết cần đủ các thông tin chính như: Ai nổ súng? Nổ súng vào ai? Nổ súng ở đâu, thời gian nào? Tình hình thương vong hiện tại như thế nào? Thiệt hại khác ra sao? Đó là những thông tin mà người đọc cần biết nhất, phải đáp ứng ngay và luôn.

Tất nhiên, trong báo chí có nhiều thể loại: tin tức, phóng sự, bình luận, tường thuật… Mỗi thể loại sẽ có những kiểu ngôn ngữ khác nhau một chút. Nhưng dù thể loại nào đi chăng nữa thì người viết cuối cùng cũng phải hướng đến bạn đọc. Vì thế, yêu cầu bắt buộc là phải đi thẳng vào vấn đề chính ngay từ đầu.

Ngôn ngữ báo chí đi thẳng vào vấn đề. Ảnh Internet

Ngôn ngữ báo chí đi thẳng vào vấn đề. Ảnh Internet

3.3. Viết báo tránh kể lể

Điều cấm kỵ của viết báo là việc kể lể, lan man, viết một hồi rồi bạn đọc không hiểu tác giả đang đề cập chuyện gì. Ngôn ngữ báo chí yêu cầu viết súc tích, đúng và đủ với chủ đề, tránh sự kể lể, dài dòng bằng ngôn từ hoa mỹ. Ngoài ra, trong thời đại cần thông tin nhanh nhất có thể, các tòa soạn yêu cầu phóng viên viết tin nhanh. Do đó, họ càng không có thời gian cho những bài viết có quá nhiều thông tin tản mạn, không đúng chủ đề, gây phân tán thông tin chính.

Để tránh việc lan man, yêu cầu của ngôn ngữ trong việc viết báo phải đặt thông tin chính ngay từ đầu tiêu đề. Bạn đọc chỉ cần đọc tiêu đề và phần giới thiệu sau đó là đủ nắm được thông tin cần biết nhất. Hiện nay, điều này chỉ thấy trên báo in, trong khi đó báo điện tử có nhiều cách “giật tít” gây khó hiểu, và cố tình “giấu thông tin” để bạn đọc “nhấp chuột”, câu view. Điều này sẽ chúng tôi sẽ đề cập ở bài viết sau.

Ngôn ngữ báo chí không kể lể vòng vo. Ảnh Internet

Ngôn ngữ báo chí không kể lể vòng vo. Ảnh Internet

Một cách tóm gọn, ngôn ngữ trong báo chí phải thực sự chuẩn thì mới được nhiều người đọc đón nhận, quan tâm. Tuy nhiên, trong thời đại mới, ngôn ngữ trong báo chí (đặc biệt là báo điện tử) cũng có những đổi thay nhất định. Một số kênh thông tin đang “chệch” ra khỏi xu hướng ngôn ngữ báo chí chuẩn, viết theo lối lan man, kể lể, gây sốc nhằm câu view. Tuy nhiên, nói đúng đủ và cơ bản nhất, viết báo phải chuẩn, phải riêng biệt, không được trộn lẫn với các thể loại ngôn ngữ khác. Thế mới biết, viết báo khó, và không phải mọi bài viết đăng trên báo chí đều xứng đáng gọi là đúng ngôn ngữ của báo chí.