7 môn nghệ thuật là gì và điểm nào làm nên đặc trưng của chúng?
1. Nghệ thuật là gì?
Nghệ thuật là hoạt động sáng tạo ra những sản phẩm vật thể hoặc phi vật thể mang giá trị tư tưởng - thẩm mỹ. Những sản phẩm này được con người cảm thụ qua các giác quan và lĩnh hội ý nghĩa sâu xa mà chúng mang lại.
Nghệ thuật tạo ra cái đẹp bằng cách phô diễn tài năng, kỷ xảo, kỹ năng của người thể hiện. Những tài năng này phải vượt qua khỏi các giá trị phổ biến mà số đông có thể đạt được.
Các môn nghệ thuật là gì? Chúng là các loại hình nghệ thuật được biểu diễn theo những cách thức khác nhau để mang lại những ý nghĩa đặc trưng khác nhau. Thường thì các môn này được cảm thụ qua thị giác hoặc thính giác.
2. 7 môn nghệ thuật là gì?
7 môn nghệ thuật là những loại hình nghệ thuật được biểu diễn theo những cách thức khác nhau. Ảnh Internet
Để giải thích cho câu hỏi 7 môn nghệ thuật là gì, chúng ta cùng điểm danh lần lượt từng môn nghệ thuật trong đó như dưới đây để biết rõ hơn nhé.
- Kiến trúc và trang trí: Đây là loại hình nghệ thuật xuất hiện trước tiên. Bộ môn này tạo ra những công trình kiến trúc độc đáo với nhiều thiết kế phong phú. Ta có thể nhìn thấy chúng ở nhà ở, đền đài, nhà thờ, tòa tháp...
- Điêu khắc: Loại hình nghệ thuật này phản ánh hiện thực bằng khối không gian ba chiều có thể tích. Nghệ nhân điêu khắc phải có một đôi bàn tay khéo léo và trí tưởng tượng vượt trội để tạo ra một tác phẩm nghệ thuật hoàn mỹ trên một khối chất liệu cứng thô sơ ban đầu.
- Hội họa: Dựa vào việc ghi nhận hình ảnh lên mặt phẳng, hội họa có khả năng phản ánh thế giới thực tế cũng như tưởng tượng. Những đường nét từ mềm mại đến cứng cỏi đều mang ý nghĩa của riêng nó.
- Âm nhạc: Loại hình nghệ thuật này được nhiều người yêu thích. Nó chinh phục lòng người thông qua những tiết tấu, nhịp điệu và âm vực.
- Văn chương: Loại hình nghệ thuật này là cơ sở để hình thành và phát triển các loại hình nghệ thuật khác như sân khấu, điện ảnh và âm nhạc. Nó có thể được ghi nhận bằng chữ viết hoặc được truyền thụ bằng lời nói.
- Sân khấu: Loại hình nghệ thuật này thể hiện qua diễn xuất và hành động của nhân vật trên sân khấu. Kỹ thuật diễn của diễn viên quyết định đến sự thành công hay thất bại của từng vở diễn.
- Điện ảnh: Loại hình nghệ thuật này ra đời sau nhưng đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của thời đại. Hiện tại, đây là loại hình nghệ thuật mang tính quần chúng nhất.
Điện ảnh là môn nghệ thuật thứ 7. Ảnh Internet
7 môn nghệ thuật cơ bản này cũng chính là những môn nghệ thuật chính làm nền tảng cho sự ra đời của các loại hình nghệ thuật khác. Chúng mang những ý nghĩa thẩm mỹ - tư tưởng lớn lao, giúp cuộc sống và cảm thụ quan của con người được nâng cao hơn so với bình thường.
3. Đặc trưng nổi bật nhất của 7 môn nghệ thuật là gì?
Trong số những môn nghệ thuật đã kể trên, có bộ môn ra đời trước làm nền tảng cho sự ra đời của các bộ môn sau, cũng có bộ môn ra đời sau kế thừa tinh hoa từ các bộ môn ra đời trước. Tuy nhiên, để tìm hiểu kỹ đặc trưng của các môn nghệ thuật là gì thì chúng tôi xin xét về các loại hình nghệ thuật mà chúng theo đuổi, như cách mà Canudo đã từng viết trong “Tuyên ngôn của 7 Nghệ thuật”.
Đối với kiến trúc, điêu khắc và hội họa, nhóm này được thể hiện dựa trên nghệ thuật không gian, nghệ thuật tĩnh, nghệ thuật tạo hình. Đối với âm nhạc, thơ và sân khấu, nhóm này được thể hiện dựa trên nghệ thuật thời gian, nghệ thuật động và nghệ thuật tiết tấu. Trong khi đó, điện ảnh là bộ môn nghệ thuật thứ 7 tổng hòa tính chất của 6 bộ môn nghệ thuật còn lại.
Để hiểu sâu hơn về đặc trưng của 7 môn nghệ thuật, chúng tôi xin xét riêng từng bộ môn. Đó là:
- Kiến trúc và trang trí: Đặc trưng của bộ môn này là khả năng tổ chức, sắp xếp không gian. Từ những vật liệu sẵn có, các kiến trúc sư thiết kế nên những công trình có ý nghĩa về giá trị thẩm mỹ mang phong cách kiến trúc riêng. Trải qua một quãng thời gian dài, nhiều phong cách kiến trúc và trang trí ra đời. Đến nay, vô số phong cách thiết kế trong số ấy vẫn được ứng dụng ngoài thực tiễn.
- Điêu khắc: Những mô hình điêu khắc đầu tiên được tìm thấy từ thời cổ đại. Như đã nói đến ở trên, điêu khắc sử dụng các hoạt động chạm khắc và mô hình hóa các vật liệu thô sơ ban đầu như đá, kim loại, gỗ… Trong thời hiện đại, bộ môn này còn được biết đến với hoạt động lắp ráp bằng cách hàn, nung khuôn hoặc đúc.
Hình: Điêu khắc là bộ môn nghệ thuật ra đời từ lâu. Ảnh Internet
- Hội họa: Ở bộ môn này, con người sử dụng màu vẽ để tô lên các mặt phẳng như giấy hoặc vải. Thông qua các tín hiệu nghệ thuật được khéo léo đưa vào, tác phẩm hội họa thể hiện giá trị thẩm mỹ của riêng mình. Trong đó, khá nhiều tác phẩm hội họa bị chi phối bởi yếu tố tôn giáo.
- Âm nhạc: Đặc trưng của bộ môn nghệ thuật này là dùng âm thanh để diễn đạt. Theo đó, âm thanh được tạo ra từ thanh nhạc (giọng hát ca sĩ) hoặc nhạc cụ, hay sự kết hợp hài hòa của cả hai để tạo ra một tác phẩm âm nhạc hoàn chỉnh. Nghệ thuật âm nhạc bao gồm âm nhạc thính phòng, âm nhạc ngẫu hứng.
- Văn chương: Bộ môn nghệ thuật này phô diễn tư tưởng thẩm mỹ qua hệ thống ngôn từ đẹp đẽ. Nó có thể biểu hiện qua văn hoặc thơ, lời nói hoặc chữ viết.
- Sân khấu: Đặc trưng của nghệ thuật sân khấu là loại hình biểu diễn trực tiếp. Các yếu tố nghệ thuật được phô diễn thông qua cử chỉ, lời nói, âm nhạc, ánh sáng, không gian.
- Điện ảnh: Đặc trưng của loại hình nghệ thuật này là kỹ thuật ghi lại hình ảnh, âm thanh và ánh sáng. Những khung hình chuyển động được bố trí, sắp xếp để trở thành một bộ phim hoàn chỉnh. Theo đó, sự thành công của bộ phim có được từ ý nghĩa nội dung, diễn xuất của diễn viên và khả năng đạo diễn, lồng ghép các khung cảnh.
Trên đây là một vài thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi 7 môn nghệ thuật là gì và điều gì làm nên đặc trưng của chúng. Chắc chắn những điều cơ bản này sẽ giúp bạn dễ hình dung và ghi nhớ hơn về những điều lý thú liên quan đến văn hóa & nghệ thuật trong cuộc sống của chúng ta.