Chứng chỉ Cisco: giá trị đỉnh cao cho ứng viên IT

Chứng chỉ Cisco: giá trị đỉnh cao cho ứng viên IT

Nếu bạn làm việc trong lĩnh vực IT, có thể bạn biết đến chứng chỉ nghề nghiệp của các tập đoàn công nghệ và lợi ích của chứng chỉ; cụ thể, ngành Network.  

Ngày nay, có nhiều loại chứng chỉ trong lĩnh vực IT thuộc các tập đoàn, công ty hoặc hiệp hội nổi tiếng thế giới; như CompTIA (Computing Technology Industry Association ), CEH (Certified Ethical Hacker), Microsoft, Oracle, Google Cloud… Trong số đó, chứng chỉ Cisco là một danh từ nổi trội đặc biệt.

1. Chứng chỉ Cisco là gì?

Khi đề cập đến chứng chỉ Cisco, bạn sẽ thật khó hình dung nếu bỏ qua sự hình thành và phát triển của tập đoàn công nghệ mang tên chứng chỉ danh giá nổi tiếng này.

Tên đầy đủ là Cisco Systems, một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới thuộc lĩnh vực công nghệ Network. Công ty được thành lập vào năm 1984 và trở nên nổi tiếng sau 4 năm. Hiện nay, với cơ cấu tập đoàn, Cisco hiện diện tại 115 quốc gia với hơn 35.000 nhân viên.

Hệ sản phẩm và giải pháp của Cisco cung cấp nền tảng hạ tầng Network cho các nhà cung cấp dịch vụ (ISP – internet service provider), trung tâm dữ liệu (data center), doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB – small medium business), tập đoàn kinh tế, chuỗi bán lẻ, cơ quan chính phủ và tổ chức giáo dục.

Lợi ích nền tảng của Cisco đã đang kết nối thiết bị tính toán, hệ thống thông tin và con người với nhau, tạo thành hệ sinh thái phong phú. Điều này cho phép con người truy cập hoặc truyền thông tin mà không cần quan tâm đến sự khác biệt về thời gian, không gian hoặc thiết bị truy xuất nơi người dùng.

Sự ra đời của chứng chỉ Cisco

Cisco Systems dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ Network từ thập niên 90s đến nay, là do phần lớn có sự cộng tác của đội ngũ kĩ sư, chuyên gia và kỹ thuật viên cao cấp. Vai trò của đội ngũ này là nhân tố chính quyết định thành công của thương hiệu.

Số lượng khách hàng tăng nhanh theo từng quý hàng năm, Cisco đòi hỏi chất và lượng của nguồn lực nắm bắt công nghệ cũng cần phải tỉ lệ thuận tương ứng. Do đó, Cisco chú trọng đào tạo nhân lực làm việc trong lĩnh vực công nghệ theo khả năng của mỗi người. Việc đào tạo được chia thành nhiều cấp độ, từ mức cơ bản (Associate) đến độ tinh thông cao nhất (Expert).

Ứng với mỗi mức độ, ứng viên sẽ được cấp chứng chỉ tương ứng. Bằng cấp đó được xem là Chứng chỉ Cisco.

2. Chứng chỉ Cisco có những gì và thay đổi ra sao?

Qua giòng thời gian, chương trình đào tạo từ năm 1998 đến nay có nhiều thay đổi theo hướng phát triển công nghệ chung của thế giới.

Tên gọi chứng chỉ Cisco theo cấp độ

Từ khi hình thành cho đến nay, nhìn chung, chứng chỉ Cisco vẫn duy trì 3 cấp độ chính. Tùy theo thứ tự thấp đến cao là Associate, Professional và Expert. Ứng với mỗi cấp, chứng chỉ sẽ mang tên CCNA (Cisco Certified Networking Associate), CCNP (Cisco Certified Networking Professional) và CCIE (Cisco Certified Internetwork Expert).

Tuy nhiên, tính đến hiện tại, hệ thống chứng chỉ được mở rộng hơn cho mỗi cấp. Điển hình với cấp Professional có nhiều loại như: CCNP Collaboration, CCNP Data Center, CCNP Enterprise, CCNP Security, CCNP Service Provider…

Một số công nghệ mạnh mẽ đang trở thành xu thế ngày nay là SDN (Software-defined networking), Collaboration, Wireless, Cloud. Bước tiến công nghệ thay đổi quá nhanh, vì vậy, để giúp ứng viên cập nhật, nội dung đào tạo cũng được thay đổi nhanh cho phù hợp.

CCENT trong hệ thống chứng chỉ Cisco

Năm 2012, Cisco bổ sung CCENT (Cisco Certified Entry Networking Technician). Ngày 11 tháng 06 năm 2019, Cisco thông báo thay đổi hệ thống chứng chỉ vào ngày 24 tháng 2 năm 2020. Kể từ thời điểm thay đổi năm 2020, CCENT không còn trong hệ thống chứng chỉ.

Chương trình đào tạo chứng chỉ DevNet

Từ khi có khái niệm “Network Developer”, thuật ngữ này mang đến cho người IT một số cập nhật mới. Ngoài kiến thức thiết kế, quản trị, cấu hình và theo dõi hoạt động network doanh nghiệp, chuyên viên IT muốn trở thành một Network Developer, ứng viên cần đáp ứng thêm kiến thức và khả năng lập trình. Ứng dụng mà họ tạo ra sẽ dùng để tích hợp vào các thiết bị network.

Cùng với xu hướng toàn cầu hóa, trục xoay công nghệ Network đang chuyển dần từ mạng truyền thống thành mạng thông minh (Smart network), mạng có thể lập trình (Programmable network), mạng tự động hóa (Network automation)

Không thể đứng ngoài cuộc cách mạng công nghệ, năm 2014, Cisco phát triển một chương trình đào tạo mới có tên gọi Cisco DevNet. Chương trình dành cho kĩ sư Network, nhằm giúp họ viết và phát triển ứng dụng, để từ đó, ứng dụng được tích hợp với các sản phẩm có API hoạt động dựa trên nền tảng của Cisco – đơn cử là WebEx, SD-WAN hoặc IoT…

Tương tự chứng chỉ Network, ứng viên DevNet cũng được đào tạo ở 4 cấp độ Associate, Professional, Specialist và Expert. Yêu cầu khả năng của ứng viên được chi tiết tại website của Cisco. Riêng cấp độ DevNet Expert, Cisco sẽ công bố sau.

Lần kiểm tra đầu tiên cho ứng viên DevNet, Cisco đã chính thức công bố 10 bài test vào ngày 24 tháng 02 năm 2020. Hiện nay, ở Việt Nam, đã có một số ứng viên đạt chứng chỉ danh giá này. Họ là học viên thuộc Trung Tâm Đào Tạo Chuyên Gia Quản Trị Mạng Quốc Tế VNPro.

3. Lợi ích của chứng chỉ Cisco

Khi bạn trở thành một chuyên gia thành thạo công nghệ được Cisco chứng nhận, con đường nghề nghiệp của bạn được củng cố vững chắc hơn trên nền tảng lâu dài.

Cisco không chỉ cung cấp dịch vụ hạ tầng Network, mà hiện nay, đang vươn cánh tay khổng lồ đến nhiều dịch vụ công nghệ khác. Hãng công nghệ đang phát triển và cung cấp nhiều lợi ích cho người dùng; như IoT, phần mềm bảo mật và đặc biệt với điện toán đám mây (Cloud Computing).

Nhiều tại trung tâm dữ liệu của các ISP, tập đoàn tài chính, cơ quan chính phủ hoặc chuỗi bán lẻ đã đang dùng giải pháp và sản phẩm Cisco. Điểm nổi trội làm cho thương hiệu trở nên hàng đầu là đảm bảo tính an toàn cao, khả năng hội tụ lớn và hiệu năng đạt hiệu quả tối ưu.

Có 2 hướng phát triển, kĩ sư Network và Network Developer. Mỗi hướng phát triển đều mang đến cho bạn lợi ích lớn và thành công đáng kể.

Lợi ích chứng chỉ Cisco cho kĩ sư Network

Kể từ thời điểm ngày 10.06.2019 đến nay, để có được chứng chỉ Network, ứng viên thuộc ở các cấp độ được cập nhật lượng kiến thức lớn và mới hơn. Ngoài kiến thức nền tảng, nội dung đào tạo được trải đều từ cấp độ Associate đến Expert, ứng viên cần phải nắm bắt nhiều nội dung thực tế hơn như Data Center, Collaboration, IoT, Wireless & Mobility, Security…

Để đạt được chứng chỉ Cisco ở một cấp độ mong muốn, ứng viên cần phải vượt qua kỳ kiểm tra với lượng kiến thức đòi hỏi tương ứng. Khi trở thành kĩ sư Network được Cisco chứng nhận, bạn sẽ dễ dàng nắm bắt được vấn đề khác có liên quan, do đã bạn tự trang bị khối kiến thức nền tảng chắc chắn.

Trong lĩnh vực Network, nếu bạn chọn chứng chỉ Cisco, nó sẽ mang lại cho bạn nhiều phần thưởng. Trong số đó, là sự đo lường tính nổi trội chuyên môn trong lĩnh vực cụ thể. Hơn nữa, chứng chỉ Cisco có giá trị quốc tế, và vì thế, bạn được xác thực khả năng ở bất cứ nơi đâu trên thế giới.

Lợi ích chứng chỉ Cisco DevNet cho Network Developer

Trước DevNet, không có bằng cấp nào của Cisco chứng nhận cho nhà phát triển. Khi DevNet ra đời, các nhà phát triển ứng dụng có tên gọi “Network Developer”. Tên gọi này hoặc danh từ được Cisco xác nhận thêm một “đẳng cấp” mới mà cộng đồng Networker đã muốn thấy từ lâu.

Cisco DevNet không chỉ giới thiệu chứng chỉ cho bạn, nó còn dẫn bạn vào con đường mới đầy tham vọng, với một hệ sinh thái trên nền tảng Cisco ngày càng trở nên đa dạng và phong phú hơn.

4. Đặc trưng lớn nhất của chứng chỉ Cisco DevNet

Chứng chỉ Cisco DevNet mang đến cho ứng viên rất nhiều thú vị mà bạn có thể chưa nghĩ đến. Trong số đó, có 2 điều đặc biệt:

Cisco DevNet chú trọng Network Automation: bằng cách tự động hóa việc kiểm tra, phát triển và triển khai các dịch vụ trong giải pháp, bạn được giảm đi rất nhiều thời gian làm việc. Do đó, khi cung cấp cho khách hàng những giải pháp hay sản phẩm, mọi thứ trở nên tinh tế tối ưu hơn trong thời gian ngắn.

Cisco DevNet giúp phát triển IoT mạnh mẽ: theo Ericsson dự đoán, khoảng gần 3 tỷ thiết bị sẽ tham gia hệ sinh thái IoT vào năm 2022 và 6 tỷ ở năm 2026. Là Network Developer, cùng với thiết bị mạng truyền thống, bạn sẽ trực quan hóa và xử lý tối ưu hơn khối dữ liệu khổng lồ vận hành trong hệ sinh thái.

5. Lời kết

Automation và IoT đang có nhiều tác động lớn đến đời sống con người và các ngành công nghiệp. Cisco DevNet mở ra cho người làm Network chân trời và kỉ nguyên mới. Một cuộc cách mạng số nhắm đến sự thay đổi lớn mạnh cùng với hệ sinh thái phong phú trên nền tảng Cisco.

Để chi tiết hóa hơn nội dung chứng chỉ Cisco, quý độc giả vui lòng xem tại link website của Cisco. Hoặc, xin gửi đến ban biên tập Truyền thông & Cuộc sống xanh ý kiến cũng như thắc mắc qua email ttcuocsongxanh@gmail.com. Chúng tôi mong muốn nhận và trả lời mọi thông tin được gửi từ quý độc giả.