Học lập trình mạng bắt đầu từ đâu và kinh nghiệm cho người bắt đầu từ số 0

Học lập trình mạng bắt đầu từ đâu và kinh nghiệm cho người bắt đầu từ số 0

1. Lập trình mạng là gì?

Trước khi bàn về việc học lập trình mạng bắt đầu từ đâu, ta nên đề cập sơ qua lập trình mạng là gì. 

Theo cách hiểu đơn giản, lập trình mạng là việc sử dụng ngôn ngữ lập trình và các công cụ để viết những dòng mã lệnh trong một chương trình. Khi chương trình lập trình được khởi chạy thì có thể tạo nên một ứng dụng hay một chương trình trên máy tính. 

Các chương trình do lập trình viên viết được tạo ra mỗi ngày. Nó được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, giúp tăng hiệu suất công việc, tiết kiệm thời gian và tạo ra sự thuận tiện cho người dùng.

Ngày nay, khi thời đại số lên ngôi thì công việc lập trình mạng cũng trở nên thu hút. Chính vì thế, nhiều người muốn theo đuổi giấc mơ này. Và ai cũng bắt đầu bằng câu hỏi đầu tiên là học lập trình mạng bắt đầu từ đâu.

Ngày càng có nhiều người quan tâm và muốn theo đuổi con đường lập trình mạng. Ảnh Internet
Ngày càng có nhiều người quan tâm và muốn theo đuổi con đường lập trình mạng. Ảnh Internet

2. Học lập trình mạng bắt đầu từ đâu?

Học lập trình bắt đầu từ đâu - thực ra học lập trình cũng như bao ngành nghề khác, đều có bước làm quen đầu tiên, học cơ bản, tích lũy và nghiên cứu thêm. Về học lập trình, thông thường thì các khóa học lập trình cho người mới bắt đầu thường xoay quanh các chủ đề như ngôn ngữ lập trình và một vài kiến thức về lập trình khác. 

2.1. Ngôn ngữ lập trình - chủ đề đầu tiên giải đáp cho câu hỏi học lập trình bắt đầu từ đâu

Như đã nói đến ở trên, lập trình mạng cần dùng đến ngôn ngữ lập trình. Do đó, nếu bạn chưa biết lộ trình tự học lập trình bắt đầu từ đâu, như thế nào thì cần tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình trước tiên.

Hiện nay có tới 200 loại ngôn ngữ lập trình được sử dụng. Trong đó, mỗi ngôn ngữ đều có tác dụng và phạm vi ứng dụng khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu trước 10 ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất là:

- Python: Đây là ngôn ngữ lập trình được phát triển từ những năm 80s bởi Guido van Rossum. Ngôn ngữ mã nguồn mở và sử dụng miễn phí này cho phép các lập trình viên tạo ra một số lượng lớn code dễ đọc trong một khoảng thời gian ngắn. Đặc điểm của ngôn ngữ này là dễ tiếp cận, tính mềm dẻo và phổ biến.

- C++: Ngôn ngữ lập trình đa năng này được tạo ra bởi Bjarne Stroustrup. Nó có các tính năng như lập trình tổng quát, lập trình hướng đối tượng, lập trình thủ tục, ngôn ngữ đa mẫu hình tự do có kiểu tĩnh, dữ liệu trừu tượng, lập trình đa hình. Ngoài ra, nó còn có thêm các tính năng, công cụ để thao tác với bộ nhớ cấp thấp.

- Java: Đây là ngôn ngữ dễ đọc với đặc điểm mạnh mẽ, linh hoạt và phổ biến. Tính đến thời điểm hiện tại, mức độ sử dụng ngôn ngữ lập trình này được xếp đứng thứ 3 trên toàn thế giới. Nó được sử dụng trong các ứng dụng quy mô tổ chức, Internet, lập trình ứng dụng di động trên nền tảng Android và thậm chí là lập trình IoT, trí tuệ nhân tạo. 

C++ và Java là 2 trong số những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất. Ảnh Internet
C++ và Java là 2 trong số những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất. Ảnh Internet

- C: Đây là một ngôn ngữ mệnh lệnh được phát triển từ đầu thập niên 1970, dùng trong hệ điều hành UNIX. Ngôn ngữ lập trình này được ưa chuộng để viết các phần mềm hệ thống hoặc ứng dụng. Đặc điểm nổi bật của nó là nhỏ gọn, thuận tiện và đơn giản.

- C#: Đây là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng được phát triển bởi Microsoft. C# là ngôn ngữ lập trình phản ánh trực tiếp nhất đến .NET Framework mà tất cả các chương trình.NET chạy. Nó phụ thuộc mạnh mẽ vào .NET Framework.

- JavaScript: Đây là một ngôn ngữ lập trình thông dịch được dùng rộng rãi cho các trang web. JavaScript có cú pháp tương tự C, nhưng nó gần với Self hơn Java.

- PHP: Đây là một ngôn ngữ lập trình kịch bản hay một loại mã lệnh chủ yếu được dùng để phát triển các ứng dụng viết cho máy chủ, mã nguồn mở, dùng cho mục đích tổng quát. Ưu điểm của ngôn ngữ này là đã được tối ưu hóa cho các ứng dụng web, tốc độ nhanh, nhỏ gọn, cú pháp giống C và Java, dễ học và thời gian xây dựng sản phẩm tương đối ngắn hơn so với các ngôn ngữ khác.

- R: Đây là ngôn ngữ lập trình dành cho tính toán và đồ họa thống kê. Trên thực tế, sự phổ biến của ngôn ngữ này mạnh đến mức nó đã trở thành một tiêu chuẩn trên thực tế (de facto) giữa các nhà thống kê cho thấy sự phát triển của phần mềm thống kê.

- Go: Đây là ngôn ngữ lập trình do Google thiết kế và phát triển. Nó khá giống ngôn ngữ C nhưng đã có nhiều thay đổi để đảm bảo tính an toàn, súc tích và dễ đọc.

- Assembly (Hợp ngữ): Ngôn ngữ này dùng để chỉ bất kỳ ngôn ngữ lập trình cấp thấp nào có sự tương ứng rất mạnh giữa các tập lệnh trong ngôn ngữ và tập lệnh mã máy của kiến trúc.  

PHP cũng nằm trong số những ngôn ngữ lập trình phổ biến. Ảnh Internet
PHP cũng nằm trong số những ngôn ngữ lập trình phổ biến. Ảnh Internet

2.2. Các kiến thức cần có khi học lập trình

Dù bạn đang học lập trình online hay học trên lớp thì cũng cần tích lũy đủ các kiến thức liên quan đến lập trình. Trong đó, các kiến thức chính là:

- Kiến thức phân tích thiết kế hệ thống

- Kiến thức hệ thống mạng

- Kiến thức về mô hình xây dựng chương trình ứng dụng mạng

- Kiến thức về cơ sở dữ liệu

Sau đó, bạn cần xem xét mình muốn theo đuổi công việc như thế nào để biết được nên học điều gì tiếp theo. Thường thì lập trình viên có thể làm các công việc lập trình di động, chuyên viên quản lý phần mềm ứng dụng, chuyên gia big data, chuyên viên kiểm tra và khử phần mềm.

Sau khi tích lũy những kiến thức cơ bản về lập trình, bạn có thể nâng cao theo công việc lập trình cụ thể mình theo đuổi. Ảnh Internet
Sau khi tích lũy những kiến thức cơ bản về lập trình, bạn có thể nâng cao theo công việc lập trình cụ thể mình theo đuổi. Ảnh Internet

3. Một số kinh nghiệm hay dành cho người học lập trình từ số 0

Sau khi tham khảo xong mục “Học lập trình mạng bắt đầu từ đâu”, bạn có thể tham khảo ngay một số kinh nghiệm dành cho người mới học lập trình. Những điều giúp bạn học có kết quả chính là:

- Học chậm nhưng chắc: Kiến thức lập trình rất nhiều. Bạn không thể nhồi nhét cùng lúc mọi kiến thức vào đầu được. Do đó, hãy học chậm nhưng chắc để những kiến thức đó trở thành của bạn.

- Không hài lòng với copy và paste code: Việc chỉ sao chép lại code của người khác sẽ khiến bạn không thể thực sự nắm bắt được các đoạn mã. Hãy tập ghi nhớ bằng cách tự mình viết ra nhé!

- Học đi đôi với hành: Bất cứ điều gì muốn thành công đều cần nắm vững lý thuyết và thành thạo thực hành. Do đó, hãy bắt đầu từ những đoạn code nhỏ, tự mình tìm hiểu và khắc phục lỗi sai rồi bạn sẽ thấy sự tiến bộ của chính mình.

Muốn học lập trình có kết quả tốt bạn phải thực hành nhiều. Ảnh Internet
Muốn học lập trình có kết quả tốt bạn phải thực hành nhiều. Ảnh Internet 

Trên đây là những thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi “Tự học lập trình mạng bắt đầu từ đâu?”. Bạn thân mến, không khi nào là quá muộn khi mình dám theo đuổi một điều gì đó. Nếu bạn yêu lập trình, mê máy tính thì hãy mạnh mẽ biến giấc mơ của chính mình thành hiện thực nhé!