Công nghệ và giải pháp mạng không dây – Wireless Technology

Công nghệ và giải pháp mạng không dây – Wireless Technology

Ngày nay, danh từ Wifi không còn xa lạ với chúng ta. Một công nghệ giúp ích rất nhiều cho chúng ta trong công việc và giải trí. Tên đầy đủ của Wifi là Wireless Fidelity.

Có lẽ không ít lần, quý độc giả đặt câu hỏi rằng, nếu đã có danh từ “Wi-fi 6”, ắt hẳn phải có Wi-fi 1 đến Wi-fi 5. Lịch sử phát triển ra sao cho đến ngày nay? Và, chúng tôi đoán quý độc giả còn rất nhiều câu hỏi về thứ công nghệ thú vị này…

Truyền thông & Cuộc sống xanh trân trọng gửi đến quý độc giả đôi nét về giòng thời gian phát triển công nghệ mạng không dây cùng với một số giải pháp Cisco Meraki.

Tiêu chuẩn mạng không dây (802.11)

Wi-fi 1

Năm 1997, tổ chức IEEE (Institute of Electrical and Electronic Engineers) đã đưa ra chuẩn 802.11 cho đặc tả mạng không dây; trong đó, mô tả tiêu chuẩn các thiết bị gửi-nhận dữ liệu qua truyền dẫn là sóng vô tuyến.

Chuẩn 802.11b ra đời hoặc với tên gọi Wi-fi 1. Sóng vô tuyến truyền dẫn trên dải băng tần 2.4Ghz và cho băng thông khoảng 11Mbps.

Nhược điểm của chuẩn 802.11b các thiết bị có thể gây nhiễu cho thiết bị wifi khi chúng sử dụng cùng tần số

Wi-fi 2

Cũng trong năm 1997, chuẩn 802.11a ra đời để khắc phục nhược điểm 802.11b, Wi-fi 2 được sinh ra. Thiết bị wifi có thể hoạt động trên băng tần 5Ghz, tránh được nhiễu từ thiết bị gia dụng khác. Ngoài ra, băng thông được cải thiện đạt 54Mbps.

Nhược điểm của chuẩn 802.11a – thiết bị hỗ trợ Wi-fi 2 có giá thành cao vào thời gian trên.

Wi-fi 3

Năm 2002 – 2003, IEEE đưa ra chuẩn 802.11g cho Wi-fi 3. Đó là kết hợp ưu điểm của 2 chuẩn trên – hoạt động được ở băng tần 2.4Ghz và băng thông lên đến 54Mbps. Vì hoạt động được ở băng tần 2.4Ghz, thiết bị wifi có thể bị nhiễu sóng bởi đồ gia dụng hoạt động cùng tần số.

Wi-fi 4

Năm 2009, chuẩn 802.11n được đề ra cho Wi-fi 4 (tên gọi khác là Wireless N). Nó khắc phục nhược điểm chuẩn 802.11g của Wi-fi 3; đó là, truyền tải ở cả 2 băng tầng 2.4Ghz và 5Ghz, băng tốc đạt đến 400-500Mbps.

Ngoài ra, do được hỗ trợ công nghệ MIMO (Multiple In, Multiple Out), thiết bị wifi được kết nối thêm các anten để thu – phát sóng vô tuyến đồng thời; vì vậy, chúng giúp làm tăng khả năng truyền tải và băng thông cao hơn rất nhiều lần so với Wi-fi 3.

Hiện nay, đa phần người dùng sử dụng thiết bị hỗ trợ chuẩn Wi-fi 4 và nó phù hợp chi phí khi mua sắm thiết bị.

Wi-fi 5

Tổ chức IEEE đã thông qua chuẩn 802.11ac vào năm 2014. Thiết bị dùng Wi-fi 5 hỗ trợ công nghệ MIMO, hoạt động ở 2 băng tần 2.4Ghz và 5Ghz. Ở băng tần 2.4Ghz, băng thông đạt khoảng 400-600Mbps và đạt mức 1,3 – 1,7 Gbps ở băng tần 5Ghz.

Nhược điểm của thiết bị hỗ trợ Wi-fi 5, chuẩn 802.11ac  – giá thành cao.

Wi-fi 6

Trong năm 2019 vừa qua, quý độc giả có lẽ đã nghe đề cập đến danh từ Wi-fi 6 trên các phương tiện truyền thông. IEEE đã công bố chuẩn 802.11ax dành cho Wi-fi 6 như là một bước tiến thay đổi đáng kể công nghệ mạng không dây trải qua 20 năm phát triển.

Trong Wi-fi 6, công nghệ OFDA (Orthogonal Frequency Division Access – Truy cập phân chia tần số trực giao) và MU-MIMO (Multi-User Multiple Input, Multiple Output) hỗ trợ đa người dùng, đa luồng truy xuất đồng thời và làm giảm tối thiểu độ trễ gần như bằng 0 khi mật độ lưu thông tăng cao. Băng thông có thể đạt mức 12-14Gbps, gấp hơn 10 lần Wi-fi 5.

Phương thức xác thực WPA2. Hình internet

Về bảo mật, chuẩn WPA3 do Wifi Alliance công bố vào năm 2018. Nay, Wi-fi 6 đã có thể dùng WPA3 và đã khắc phục những phương thức cũ mà nay đã xuất hiện lỗ hổng bảo mật như WEP, WPA2…  

Thay đổi phương thức xác thực và mã hóa thông tin đã làm cho Wi-fi 6 mạnh mẽ hơn rất nhiều. WPA3 khi dùng Wi-fi 6 cho cá nhân hay hộ gia đình giúp mã hóa thông tin có độ dài 128 bit, và là 192 bit nếu dùng cho doanh nghiệp.

Liên minh Wifi Alliance và chứng nhận đánh giá thiết bị wifi

Liên mình Wifi Alliance. Hình internet

Qua giòng thời gian, IEEE phát triển các tiêu chuẩn từ năm 1999 đến nay - năm 2020, thiết bị wifi nếu đạt được chuẩn 802.11ax thì đều có thể đáp ứng các chuẩn trước, vì là điều kiện cao nhất hiện nay. Các nhà sản xuất thiết bị wifi, trước khi nhà sản xuất tung ra thị trường sản phẩm, việc chứng nhận đăng ký chất lượng là rất cần thiết. Hiện nay, Liên minh Wifi Alliance - một hiệp hội phi lợi nhuận chuyên đánh giá và cấp chứng nhận cho sản phẩm wifi – nếu được nhà sản xuất đề nghị chứng nhận, Liên minh sẽ giúp kiểm tra và xem xét thiết bị đáp ứng tiêu chuẩn nào trong họ 802.11. Sau khi kiểm tra, thiết bị wifi sẽ được dán logo của Wifi Alliance chứng nhận tiêu chuẩn đạt được.

Nhưng, không phải thiết bị nào cũng buộc phải thông qua Liên minh Wifi Alliance; vì vậy, việc thiếu nhãn mác hay logo của Wifi Alliance không có nghĩa thiết bị không đáp ứng tiêu chuẩn. Nhà sản xuất có thể đưa ra các thông số kỹ thuật trong tài liệu đính kém thiết bị hoặc người mua dựa theo thương hiệu nhà sản xuất trên thị trường.

Nếu người dùng sử dụng thiết bị có đính nhãn mác logo của Wifi Alliance sẽ là lựa chọn tối ưu tuy giá thành có cao hơn thiết bị khác. Bên cạnh đó, quý độc giả có thể căn cứ vào các thông số của thiết bị đáp ứng tiêu chuẩn nào trong họ 802.11 suy ta phiên bản Wi-fi để quyết định mua sắm phù hợp.

Các dòng sản phẩm Wifi của giải pháp Cisco Meraki

Truyền thông & Cuộc sống xanh trân trọng gửi đến quý độc giả thông tin một số dòng sản phẩm dùng trong các giải pháp Cisco Meraki với một số model đáp ứng chuẩn 802.11ax và 802.11ac điển hình như sau:

Hình do Công ty DWN cung cấp

 

Hình do Công ty DWN cung cấp

Giải pháp Teleworker và SOHO: Model Z3/Z3C đạt chuẩn 802.11ac

Giải pháp Wireless LAN dùng trong nhà (indoor):

- Wifi đạt chuẩn 802.11ax: MR45, MR46, MR55, MR56, MR56E, MR86, MR76…

- Wifi đạt chuẩn 802.11ac: MR20, MR30, MR30H, MR53, MR53E, MR42, MR42E…

Giải pháp Wireless LAN dùng ngoài trời (outdoor): Wifi đạt chuẩn 802.11ax: MR70, MR74, MR76, MR86…

Truyền thông & Cuộc sống xanh sẽ gửi đến quý độc giả chi tiết từng loại cụ thể các giải pháp Cisco Meraki có sử dụng các model trên cho Wireless LAN và Wireless WAN. Kính mong quý độc giả theo dõi.