Web developer là gì, những điều cần biết về nghề phát triển web
1. Web developer là gì?
Đối với câu hỏi “web developer là gì?”, chúng ta có thể hiểu đây là từ dùng để chỉ người làm nghề phát triển web. Trong những năm gần đây, công việc này trở thành nghề nghiệp hấp dẫn và là một trong những công việc được trả lương cao nhất.
Web developer vài năm trở lại đây là nghề nghiệp hấp dẫn, lương cao. Ảnh Internet
Một web developer có thể được gọi với tên khác là “lập trình viên”. Người này tham gia vào việc phát triển ứng dụng World Wide Web sử dụng mô hình máy khách - máy chủ. Các ngôn ngữ lập trình được dùng đến thường là Python, JavaScript và HTML.
2. Tại sao nhiều người muốn trở thành web developer?
Trong thế kỷ 21 và thậm chí là xa hơn nữa, công nghệ số phát triển mạnh và chiếm được ưu thế nhanh chóng. Đi kèm với đó là sự xuất hiện của web developer. Hiện nay, ngày càng nhiều người theo đuổi mong muốn trở thành một web developer. Lý do là vì:
- Nhu cầu tuyển dụng lớn: Tính đến thời điểm hiện tại, có hơn 80.000 mẫu tin tuyển dụng web developer được đăng tuyển mỗi năm. Nguy cơ thất nghiệp của ngành nghề này là gần như không có.
- Tự do lựa chọn hình thức làm việc: Các web developer không bị giới hạn trong không gian làm việc. Họ có thể làm việc tại nhà, văn phòng hay ở bất kỳ nơi nào họ muốn.
- Cơ hội phát triển rộng mở: Các web developer có thể lựa chọn làm việc on-site hoặc phát triển sự nghiệp tại nước ngoài. Năng lực chuyên môn và ngoại ngữ tốt sẽ giúp họ tìm được một vị trí công việc tốt.
- Lương cao: Như đã nói đến ở trên, công việc của web developer thường được đề xuất ở mức lương khá cao.
Web developer là một ngành nghề công việc có nhiều ưu thế trong thời đại công nghiệp số. Ảnh Internet
3. Web developer là làm gì?
Như đã nói đến ở trên, web developer giúp phát triển web bằng cách sử dụng thiết kế web để xây dựng nên một website hoàn chỉnh. Để làm được điều này, họ phải sử dụng các dòng code và ngôn ngữ lập trình.
Hiện nay, các web developer được tuyển dụng để làm việc trong nhiều cơ quan, tổ chức, đặc biệt là công ty, doanh nghiệp. Trong các mẫu tin tuyển dụng, họ thường đề cập đến yêu cầu liên quan đến thiết kế giao diện người dùng, phát triển web, hợp nhất data… Bên cạnh các công việc toàn thời gian cố định, web developer cũng có thể tham gia vào các công việc tự do.
Khi nói đến web developer, người ta thường biết đến 2 nhánh nhỏ là front-end developer và back-end developer. Theo đó, front-end developer liên quan đến tất cả hiển thị mà người dùng nhìn thấy khi truy cập vào một trang web; còn back-end developer lại là những hoạt động không được nhìn thấy trên trình duyệt. Do đó, tùy thuộc vào từng nhánh mà web developer phụ trách những công việc khác nhau.
Đối với front-end developer, công việc của họ thường xoay quanh các vấn đề như nhận biết màu sắc chủ đạo, vị trí đặt logo phù hợp, tìm kiếm và đọc thông tin. Ngoài ta, họ cũng cần sử dụng button và tính năng trên web. Họ làm việc thường xuyên với Designer và Product Owner.
Web developer giúp phát triển web bằng cách sử dụng thiết kế web để xây dựng nên một website hoàn chỉnh. Ảnh Internet
Đối với back-end developer, công việc của họ là sử dụng ngôn ngữ lập trình để xây dựng các ứng dụng. Họ có thể dùng tới các công cụ như Oracle, MySQL để lưu trữ, tìm kiếm hay thay đổi dữ liệu. Mục đích của công việc này là đáp ứng được các yêu cầu thao tác cần thiết của người dùng hiển thị trên front-end.
Ngoài ra, có một nhánh web developer nữa là full-stack. Họ gần như có thể làm tất cả mọi thứ mà front-end developer và back-end developer thực hiện. Vị trí công việc của họ hoàn hảo cho việc giám sát toàn bộ quá trình. Trong một số trường hợp, full-stack được thuê để xây dựng toàn bộ trang web.
Thường thì các web developer nói chung cần làm việc cùng người sáng tạo nội dung/ copywriter, nhân viên tư vấn tiếp thị. Ngoài ra, ở một số vị trí công việc nhất định, họ cũng cần làm việc với kiến trúc sư phần mềm, quản trị viên cơ sở dữ liệu.
4. Web developer cần học những gì?
Tính đến thời điểm hiện tại, không có yêu cầu chính thức về giấy phép hoặc giáo dục để trở thành một nhà phát triển web. Do đó, dù không phải người theo học tại các trường có đào tạo ngành nghề này thì bạn vẫn có thể làm một web developer thực thụ. Việc bạn cần làm là tích lũy các kiến thức và kinh nghiệm về phát triển web, kể cả thông qua các kênh miễn phí như sách báo hoặc website.
Web developer cần tích lũy các kiến thức và kinh nghiệm về phát triển web. Ảnh Internet
Những kiến thức để giúp bạn trở thành một web developer là gì? Đó là:
- Kiến thức về ngôn ngữ lập trình, HTML / XHTML, CSS , JavaScript và jQuery.
- Kiến thức về kiến trúc phía máy chủ / máy khách.
- Kiến thức về lập trình / mã hóa / tập lệnh bằng một trong nhiều ngôn ngữ hoặc khuôn khổ phía máy chủ. Ví dụ như Perl, Java, Python, PHP, Ruby, Go, CFML - ColdFusion...
- Khả năng sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu.
- Khả năng tạo các ứng dụng trang đơn, sử dụng công cụ front-end.
Một số tài liệu liên quan có đề cập đến 7 kiến thức chung mà một web developer cần có. Đó là Git, SSH, HTTP/HTTPS, dòng lệnh Linux cơ bản, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, mã hóa ký tự và GitHub.
Lộ trình học để trở thành một front-end developer khác lộ trình học để trở thành một back-end developer. Theo đó, điểm khác nhau là:
- Lộ trình học của front-end developer: Phát triển web cơ bản, HTML và CSS, JavaScript, TypeScript, Angular, React JS, Vue.Js.
- Lộ trình học của back-end developer: Node.js, Java/ C#, Python, Ruby, PHP.
Để trở thành một web developer chuyên nghiệp, bạn không chỉ phải nắm chắc kiến thức mà còn cần có khả năng áp dụng linh hoạt vào công việc. Một người phát triển web giỏi sẽ giúp tạo ra những trang web đẹp, thuận tiện cho các thao tác của người dùng và truyền đạt được mục đích lập web.
Một người phát triển web giỏi sẽ giúp tạo ra những trang web đẹp, thuận tiện cho các thao tác của người dùng. Ảnh Inernet
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi “Web developer là gì?”. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã chia sẻ thêm những điều cần biết về nghề phát triển web. Đây là một trong những công việc hấp dẫn và thú vị. Do đó, nếu thấy bản thân mình có đam mê với nghề này, đừng ngần ngại theo đuổi, bạn nhé!