Social Media là gì, nên hiểu thế nào về khái niệm Social Media?

Social Media là gì, nên hiểu thế nào về khái niệm Social Media?

Social Media là gì, nếu theo nghĩa là “phương tiện truyền thông xã hội” thì khái niệm này gồm những mảng nào? Liệu một chương trình phát trên tivi có phải là Social Media? Hay, việc tham gia mạng xã hội Facebook chính là chúng ta đang gia vào Social Media? Mời bạn cùng Truyền thông & Cuộc sống xanh cùng tìm hiểu rõ hơn về chủ đề này nhé. 

1. Social Media là gì và gồm những phần nào?

Ngày nay trên báo chí hoặc các diễn đàn khái niệm Social Media được đề cập khá nhiều. Tuy nhiên, không ít các đề cập vẫn còn khiến người đọc cảm thấy có chút mơ hồ về định nghĩa này. 

Với từ social media, bạn có thể thấy đây như một sự kết hợp. Ví dụ, khi phân tách Social Media thành 2 phần cấu tạo ta thấy, dường như Social và Media có vẻ dễ hiểu hơn.

1.1. Khái niệm Social

Về khái niệm Social trong trường hợp này được hiểu là “những gì mang tính chất xã hội”. Cụ thể hơn, theo nghĩa hẹp, Social để chỉ một cộng đồng tập hợp lại nhờ cùng quan điểm, sở thích để trao đổi và chia sẻ thông tin với nhau. 

Social chỉ một cộng đồng tập hợp lại

Social chỉ một cộng đồng tập hợp lại nhờ cùng quan điểm, sở thích để trao đổi và chia sẻ thông tin với nhau. Ảnh Internet

Ví dụ, hiện nay chúng ta dễ dàng tìm thấy các diễn đàn mà ở đó tập trung những người cùng quan tâm một vấn đề. Webtretho là một ví dụ điển hình. Nơi đây tập trung các phụ nữ có con, chia sẻ chuyện nuôi con lẫn chuyện gia đình. Hay otofun là diễn đàn dành riêng cho những người yêu xe, chia sẻ những cung đường, câu chuyện về xe cộ. Tinh tế là một cộng đồng của những ai yêu công nghệ… Ngoài ra, trên các trang mạng xã hội như Facebook có hàng ngàn nhóm, hội được lập ra, ở đó cũng quy tụ nhiều người chung sở thích.

1.2. Khái niệm Media

Về khái niệm Media - đây được hiểu là phương tiện truyền thông. Media có nhiệm vụ truyền tải dữ liệu, thông tin đến người dùng hoặc kết nối họ với nhau, giúp họ có thể chia sẻ thông tin với nhau. Trong khái niệm Media có thể chia làm 2 nhánh nhỏ: 

(1) phương tiện truyền thông offline chỉ truyền đi thông tin một chiều, người dùng không tương tác trực tiếp được (tivi, đài phát thanh, báo in); 

(2) phương tiện truyền thông online cho phép người dùng tương tác với nhau (các website, ứng dụng).

Như vậy, tổng thể từ hai khái niệm riêng biệt trên ta có thể hình dung Social Media rõ ràng hơn. Social Media là phương tiện (hình thức) truyền thông xã hội, nhằm mục đích giúp người dùng giao tiếp, chia sẻ thông tin và tương tác trực tiếp trên internet.

MediaMedia -  được hiểu là phương tiện truyền thông. Ảnh Internet

2. Một số nhầm lẫn về khái niệm Social Media

Khi đề cập Social Media nhiều người thường nhầm lẫn với một số định nghĩa khác. Cụ thể, nhầm lẫn phổ biến là về 2 khái niệm các phương tiện truyền thông truyền thống và mạng xã hội không phải là Social Media.

2.1. Các phương tiện truyền thông truyền thống 

Với các phương tiện truyền thông truyền thống như báo in, tivi, radio thì chỉ thuộc một phần của Social Media (cụ thể phần Media). Như vậy, nếu áp đặt các phương tiện truyền thông này vào khái niệm Social Media là chưa đủ, vì còn thiếu tố “xã hội” (Social).

Phân tích rõ hơn, trong khái niệm Social Media là gì phải đảm bảo tính hai chiều. Ở đó không chỉ cung cấp thông tin cho người dùng mà còn cho phép người dùng tương tác trực tiếp, thể hiện ý kiến, cảm xúc sau khi tiếp nhận thông tin. Với các phương tiện truyền thông truyền thống thì chỉ cung cấp thông tin một chiều, tức người dùng chỉ tiếp nhận chứ không thể tương tác trở lại.

Xem TVCác phương tiện truyền thông truyền thống thì chỉ cung cấp thông tin một chiều. Ảnh Internet

Ví dụ: Liên quan đến báo chí, bạn đọc một bài báo về một số quan chức tham nhũng trên báo in Tuổi trẻ sáng nay, bạn rất tức giận và muốn bày tỏ chính kiến, cảm xúc nhưng không thể tương tác được. Trong khi đó, nếu đọc báo điện tử (online), hoặc các trang mạng xã hội bạn có thể thể hiện cảm xúc này thông qua phần bình luận, “like, share” phía dưới bài viết.

2.2. Mạng xã hội là Social Media nhưng Social Media không chỉ gồm mạng xã hội

Nói một cách cụ thể, các mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo, Linkedin,...cũng là một phần của Social Media. Ở đây thông tin được truyền tải và tương tác một cách hai chiều. Như vậy, các phương tiện (hình thức) hay mạng xã hội này có thể khẳng định là Social Media. 

Tuy nhiên, nếu nhận định ngược lại, Social Media là mạng xã hội thì hoàn toàn chưa đủ. Vì, ngoài mạng xã hội ra, Social Media còn bao gồm cả các diễn đàn, blog, kênh chia sẻ…

Social Media là phương tiện truyền thông xã hộiSocial Media là phương tiện truyền thông xã hội, nhằm mục đích giúp người dùng giao tiếp, chia sẻ thông tin và tương tác trực tiếp trên internet. Ảnh Internet

3. Social Media có chức năng gì?

Sau khi tìm hiểu định nghĩa Social Media là gì, bây giờ chúng ta thử phân tích chức năng của nó. Trên nhiều diễn đàn, Social Media được gắn với hàng loạt chức năng tuyệt vời. Tuy nhiên, gom lại chúng ta có thể nhìn thấy 3 chức năng cơ bản sau của Social Media.

3.1. Chức năng với đời sống

Hiện nay hầu hết chúng ta không thể chối từ các phương tiện truyền thông xã hội. Hay nói cách khác, dù muốn hay không thì chúng ta cũng phải tiếp nhận Social Media và xem nó là một phần của cuộc sống cá nhân. 

Về chức năng cụ thể trong cuộc sống, Social Media hỗ trợ đời sống con người rất nhiều. Bắt đầu từ việc cho phép chúng ta tạo và chia sẻ thông tin, cho đến việc chúng ta nhận và phản hồi thông tin từ người khác. Sẽ thế nào nếu một ngày không có Social Media? Câu trả lời rằng chúng ta sẽ bị mất kết nối với phần còn lại của thế giới!

Social Media là gì - một phần của cuộc sốngSocial Media là một phần của cuộc sống. Ảnh Internet

3.2. Chức năng với kinh tế

Kinh tế số gắn liền với tiếp thị kỹ thuật số (digital marketing). Và tất nhiên, nền tảng tốt nhất để thực hiện điều này chính là Social Media. Cụ thể hơn, khi nhìn nhận ở góc độ một doanh nghiệp, muốn bán được hàng hay không bây giờ phụ thuộc khá nhiều vào các kênh social media marketing

Nhờ có Social Media mà các doanh nghiệp quảng bá hình ảnh tốt hơn, làm tăng uy tín thương hiệu, cũng như kết nối với khách hàng. Mặt khác, nền tảng này đa phần miễn phí và độ phủ sóng thì rất rộng.

3.3. Chức năng với xã hội

Không thể phủ nhận những mặt tích cực mà phương tiện truyền thông xã hội mang lại cho xã hội hiện nay. Lấy một ví dụ cụ thể về giáo dục, trong mùa dịch bệnh vừa qua hầu như hoạt động giáo dục truyền thống bị ngưng trệ. Lúc này, giáo dục phụ thuộc phần lớn vào Social Media trong việc giảng dạy, truyền bá kiến thức. 

Ở Việt Nam, việc áp dụng các phương tiện truyền thông xã hội vào giáo dục chưa thể xem là chính thức. Tuy nhiên trong tương lai, điều này sẽ không còn quá xa vời bởi những lợi ích mà Social Media mang lại.

Dạy học trực tuyếnSocial Media ngày càng trở nên phổ biến trong giáo dục giảng dạy. Ảnh Internet 

Bạn cùng Truyền thông & Cuộc sống xanh vừa tìm hiểu khái niệm Social Media là gì, cũng như chức năng của Social Media với lợi ích khá nhiều cho cuộc sống. Sẽ còn nhiều điều phải bàn về Social Media. Tuy nhiên, trước khi bàn sâu hơn những vấn đề liên quan, chúng ta thực sự phải ghi nhận khả năng kết nối tuyệt vời của Social Media. Và, sự kết nối này vẫn tiếp tục ngày một lan rộng hơn, chi phối ảnh hưởng, tác động đến cuộc sống của chúng ta ngày càng nhiều hơn.